Rơi Nước Mắt Với Người Phụ Nữ Nguyện Cả Đời Chăm Sóc “Chó, Mèo Bất Hạnh”

Rơi Nước Mắt Với Người Phụ Nữ Nguyện Cả Đời Chăm Sóc “Chó, Mèo Bất Hạnh”

Nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Ngọc, trú ngụ tại ấp 6, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM, vẫn miệt mài chăm sóc đàn chó, mèo.
Căn nhà nằm chơ vơ giữa ruộng của chị Nguyễn Thị Ngọc sớm trở thành nơi “an dưỡng” của những vật nuôi bị bỏ rơi, khuyết tật. Thương những con vật, chị Ngọc luôn cố gắng cưu mang những chú chó, mèo hoang, đồng thời tìm cách giúp các thú cưng bị khuyết tật.
Chị Nguyễn Thị Ngọc (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM), năm nay 45 tuổi, vẫn chưa lập gia đình, thời gian chị dành hầu hết cho việc chăm sóc cho các loại vật nuôi bị bỏ rơi, khuyết tật. Chị Ngọc chia sẻ rằng dường như bản thân mình có duyên nợ với chó mèo hoang, bị bỏ rơi, khuyết tật, bởi chị dành cho chúng một tình yêu thương đặc biệt. Chị đã quên đi hạnh phúc của bản thân mình để dành thời gian chăm sóc chúng.



“Chắc có nợ với chúng nên khoảng 10 năm trước, tôi tự nguyện mua thức ăn đi nuôi chó mèo hoang. Ban ngày tôi đi làm bình thường nhưng tối đến, bắt đầu từ 20h, tôi đem thức ăn đến các bãi rác, nhà hoang trên đường cho chó, mèo hoang ăn”, chị nói.
Người phụ nữ nuôi đàn chó bị bỏ rơi.
Thế nhưng sau mỗi lần cho ăn, tiếng kêu khắc khoải của những con vật bị bỏ lại khiến chị động lòng trắc ẩn. Chị dừng xe, quay lại ôm chúng về nhà chăm sóc như chăm đứa con nhỏ tự mình đứt ruột sinh ra.
Chị kể: “Thấy thương tụi nó. Có lần, tôi cho ăn xong rồi lên xe đi. Nhưng tụi nó không chịu đi mà đứng kêu trong đêm. Tôi nghe chúng kêu giọng như khắc khoải, nỗi niềm lắm. Xót quá, tôi quay lại đón chúng về. Thôi kệ, được đến đâu hay đến đó”.
Và cứ như vậy, khuôn viên căn nhà tạm rộng hơn 100m2 đều trở thành chuồng, trại của cơ man nào là chó, mèo. Nhiều trong số chúng bị bỏ rơi và đa phần khuyết tật. Con liệt 2 chân sau, con mù, con điếc… Tuy vậy, chúng được chị chăm sóc một cách chu đáo. Các vật nuôi tại đây được ở trong chuồng trại sạch sẽ, tối ngủ lót khăn ấm thơm mùi nước xả, ăn thức ăn tươi sống do chị tự nấu, đồ hộp công nghiệp đặt mua từ nước ngoài…Chị Ngọc thương yêu các con vật đến độ gọi chúng là con, xưng mẹ.
Để có thể chăm sóc cho tất cả các vật nuôi này, chị phải dậy từ lúc 5 giờ sáng và kết thúc công việc hầu như đều là lúc 0 giờ mỗi đêm. Mặc dù vất vả là thế nhưng với tình yêu thương mà chị Ngọc dành cho những đứa “con” của mình thì tất cả đều trở nên có ý nghĩa.

blank

Thương những thú cưng khuyết tật, chị Ngọc tìm cách thiết kế xe lăn.
Vì thương các con vật bị khuyết tật, bị liệt…nên chị Ngọc tìm cách để chế tạo, thiết kế xe lăn dành cho động vật. Ban đầu chị định tìm các thiết bị này, tuy nhiên ở trong nước sản phẩm này hầu như không có, ở nước ngoài, các loại xe lăn cho thú cưng khuyết tật khá đang dạng nhưng giá thành rất đắt đỏ. Trước tình cảnh này, chị quyết định tự mày mò, sáng chế xe lăn cho con mèo đáng thương của mình. Chị sử dụng ống nước tạo thành khung hình chữ nhật chắc chắn, có dây đai để cố định phần thân của vật nuôi vào khung.
Khung được gắn bánh xe để khi gắn lên cơ thể con vật, các bánh xe này có thể hỗ trợ vật nuôi di chuyển. Sau khi áp dụng thành công cho con mèo của mình, chị mạnh dạn đăng bán các sản phẩm xe lăn do mình chế tạo. May mắn, tại Việt Nam ngoài chị, chưa có cá nhân, tổ chức nào thiết kế, sản xuất xe lăn cho vật nuôi khuyết tật nên sản phẩm của chị được thị trường đón nhận. Rất nhiều người đã đặt hàng xe lăn cho thú cưng của mình.
Chị nói, chị bán các loại xe lăn cho chó, mèo do mình thiết kế rất rẻ. Bởi, nếu bán với giá thành cao, người ta sẽ không mua rồi bỏ thú cưng khuyết tật ra đường. Họ bỏ ra đường, chị lại phải đi nhặt về nuôi. Thế nên chị quyết định bán rẻ, lấy công làm lãi để chủ vật nuôi vẫn thương và nuôi thú cưng của mình.

blank

Chú chó dũng cảm giải cứu koala gặp nạn trong cháy rừng ở Úc.
Các sản phẩm trên đã giúp nhiều con vật tưởng chừng không thể di chuyển có thể đi lại bình thường, vui đùa cùng nhau. Chị nói: “Khi thấy chúng có thể di chuyển, không nằm ủ rũ vì không đi được, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Với tôi, như thế là hạnh phúc”.
Được biết, ngoài việc chạy xe ôm thì những chiếc xe lăn này cũng chính là nguồn thu giúp chị Ngọc nuôi hơn 50 con chó mèo. “Công việc chạy xe giao hàng cũng vô chừng lắm, ai kêu thì đi, chủ yếu là tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm sản phẩm kiếm thêm tiền nuôi chúng. Mình làm ra sản phẩm này mong muốn mọi người biết đến và sử dụng cho những con thú bị liệt để không bỏ chúng nữa”, chị Ngọc nói.
Chị Ngọc còn tâm sự: “Hầu như mình dành toàn thời gian cho chúng nên khó có khung giờ riêng cho bản thân. Nói thật, bữa nào không nghe tiếng là thấy buồn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *