ɴữ Тàɪ ᙭ế Сôɴɢ ɴɡһệ 𝖵.ɑʏ ɴ.ợ Kһắρ ɴơɪ Ðể Сưᴜ Mɑпɡ 150 Сһú Сһó Bị Bỏ Rơɪ, Сôпɡ 𝖵ɪệᴄ Сũпɡ Bấρ Bêпһ
Thấy nhiều chú chó và mèo bị bỏ rơi nữ tài xế công nghệ đã đi vạy mượn để cưu mang.
Thời gian qua, hàng trăm người nuôi chó, mèo ở TPHCM tìm đến nhà nữ tài xế xe ôm công nghệ Nguyễn Thị Thúy Phượng (34 tuổi) để gửi nuôi trước khi phải đi cách ly. Nhiều người sau khi đi cách ly đã quay trở lại đón thú cưng, nhưng cũng có người không bao giờ quay trở lại.
Chị Phượng cho biết, những vật nuôi được gửi lại luôn được chăm sóc đầy đủ. Hiện, đàn thú cưng sống tại căn nhà chị Phượng thuê ở bên bờ sông Vàm Thuật (huyện Hóc Môn, TPHCM) đã có khoảng 100 con chó và 50 con mèo. Hàng ngày, chị vừa chạy xe ôm công nghệ vừa làm thêm đủ thứ nghề để kiếm đủ chi phí nuôi đàn thú.
“Khi chạy xe ôm, thấy thông tin chó mèo bị bỏ rơi là tôi tắt app, tra bản đồ và đến nơi rước chúng về. Ban đầu chỉ có 3 con mà giờ đã thành 150 con. Tôi đã nhiều lần bị thưa kiện và phải chuyển chỗ ở. May mắn là cuối cùng tôi cũng tìm được một mảnh đất xa khu dân cư, quanh đây chỉ có 3 hộ dân sinh sống mà nhà nào cũng ủng hộ tôi vì họ yêu động vật”, chị Phượng tâm sự.
Trước khi chuyển đến khu đất khoảng 300 m2 này, chị Phượng đã phải mượn nợ hơn 40 triệu đồng để đặt cọc, sửa sang nơi cư ngụ. Mỗi tháng, chị tốn khoảng 7 triệu đồng tiền thuê đất và điện nước. Ngoài ra, chi phí ăn uống cho chừng đó chó mèo cũng khá tốn kém.
“Thức ăn hạt thì nửa ngày tụi nhỏ ăn hết 1 bao, thịt thì 3 ngày ăn hết 100 kg, tốn 3 triệu đồng, đó là chưa kể đến gạo và rau củ. Nói chung là khá tốn kém vì số lượng chó mèo quá đông. Biết mình khó khăn, một số nhà hảo tâm cũng giúp đỡ để tôi tiếp tục cưu mang đàn thú nên cũng vơi bớt áp lực” – nữ tài xế kể.
Suốt mùa dịch, chị vẫn thực hiện việc cứu hộ khắp nơi, mỗi khi hay tin có chó mèo bị bỏ rơi. Đặc biệt, chị còn nhận nuôi chó mèo giúp những người chủ phải đi cách ly vì Covid-19. Đôi khi, chủ không may qua đời, thú cưng kẹt lại trạm cứu hộ, chị Phượng tiếp tục cưu mang. Số lượng chó mèo ở trạm cứ thế tăng lên từng ngày.
“Công việc chạy xe ôm công nghệ là nguồn thu nhập chính của tôi, thực sự cũng bấp bênh. Vì khả năng có hạn nên gần đây tôi đã hạn chế việc cứu hộ để chăm lo tốt hơn cho 150 bé hiện tại nhưng thấy trường hợp nào đặc biệt cần giúp đỡ, tôi lại không nỡ, vẫn chạy đến rước về”, nữ tài xế chia sẻ.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, chị Phượng đã thực hiện việc cưu mang, cứu hộ chó mèo gần 2 năm. Trên khuôn mặt nữ tài xế giờ đây chồng chất những vết sẹo. Vết này vừa tróc vẩy thì vết khác xuất hiện, nguyên nhân là do chị té xe khi đi cứu hộ và do những con vật cào, cắn trong lúc hoảng loạn.
“Khi tiếp cận một con chó lạ trong lúc bị thương, bị bỏ rơi, nó không tin tưởng và nghĩ mình có ác ý nên cắn để tự vệ. Mình “chịu trận”, không phản kháng thì từ từ các bạn ấy cũng tin tưởng, theo mình về”, chị chia sẻ. Với người khác, đó là những vết sẹo xấu xí nhưng với chị Phượng, đó là dấu tích của sự tin tưởng và yêu thương.